Kiến Trúc 12 tháng 11, 2018

Gạch sinh học chế tạo từ “Nước tiểu”

Thứ Hai, 12/11/2018 | 22:11 GTM+7

Một nhóm sinh viên từ trường đại học Cape Town đã chế tạo loại gạch sinh học đầu tiên trên thế giới bằng nước tiểu của con người. Các nhà khoa học trẻ đã thu thập nước tiểu từ các bể tiểu nam và trộn với cát và vi khuẩn.

Các viên gạch sinh học được tạo ra thông qua một quá trình tự nhiên gọi là kết tủa cacbonat vi sinh vật. Khi vi khuẩn xâm nhập vào cát sẽ sản sinh ra một loại enzyme gọi là urease. Urease phân hủy urê trong nước tiểu và tạo ra calcium carbonate thông qua phản ứng hóa học phức tạp. Chất này làm cho cát có thể nén thành bất kỳ hình dạng nào.

Gạch sinh học có thể chế tạo ở nhiệt độ phòng, không phát sinh khí thải. Gạch truyền thống được nung ở nhiệt độ khoảng 1.400 ° C và thải ra một lượng lớn khí carbon dioxide.

Theo các nhà khoa học, cường độ của các viên gạch có thể được tối ưu hóa để phù hợp với nhu cầu khách hàng bằng cách kéo dài quá trình phát triển của vi khuẩn. “Nếu một khách hàng muốn một viên gạch bền chắc hơn một viên gạch đá vôi 40%, chúng tôi sẽ “trồng” vi khuẩn lâu hơn, giống như quá trình tạo ra vỏ sò”, Tiến sĩ Dyllon Randall, giảng viên cao cấp về kỹ thuật chất lượng nước giải thích.

Nước tiểu chiếm dưới 1% lượng nước thải sinh hoạt nhưng chứa 80% lượng nitơ, 56% phốt pho và 63% lượng kali trong nước thải chung. Phần lớn phốt pho có mặt trong nước tiểu có thể được chuyển đổi thành canxi phosphat, một thành phần quan trọng trong phân bón.

Các nhà khoa học vẫn lạc quan về tương lai của loại gạch sinh học này, tuy nhiều điều kiện cần xem xét thêm.

Theo Designboom
BD: HN | Kienviet.net
Nguồn: kienviet.net

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

(0)